Lịch sử lời chúc rượu Lời_chúc_rượu

Lời chúc rượu có từ thời Hy Lạp cổ đại. Theo quan niệm từ xưa, con người ta ẩm thực bằng ngũ quan (thị giác, xúc giác, vị giác, khứu giác và thính giác). Khi ta uống rượu thì sắc rượu mắt đã nhìn, hương rượu mũi đã ngửi, vị rượu lưỡi đã nếm, dáng rượu tay đã sờ… nhưng thanh rượu tai chưa nghe, chúng ta chạm cốc và rượu sẽ phát ra âm thanh của nó. Cũng là một chiếc cốc ấy nhưng với những loại rượu khác nhau, người ta sẽ nghe ra những "tiếng nói" khác nhau[cần dẫn nguồn]. Ở Anh xưa nay, một số loại rượu chỉ uống với những lời chúc và nếu như ai đã nói lời chúc thì phải uống cạn. Những lời chúc phụ nữ, người châu Âu thường thích nói bằng tiếng Pháp.

Việt Nam không phải là dân tộc có truyền thống nói lời chúc rượu nhưng từ xa xưa người Việt đã có câu "Chén tạc, chén thù". Chủ chúc là "tạc", khách chúc đáp lễ là "thù". Ngoài ra, trong các cuộc vui, người Việt thường đọc thơ, bình thơ, thả thơ... Ca dao Việt Nam có hàng trăm câu nói về việc thưởng rượu. "Bầu rượu, túi thơ", "bầu rượu, nắm nem" là những hình ảnh đẹp của văn học cổ. Kiệt tác Truyện Kiều là một tác phẩm đề cập đến chuyện uống rượu nhiều nhất. Ngoài ra, tiếng Việt có hàng ngàn bài thơ và giai thoại về các nhà thơrượu.

Em yêu ơi ai biết được ngày maiTa hãy quên phiền muộn dưới trăng nàyUống đi em kẻo một ngày nào đóTrăng lại về còn ta đã xa bay.
  • William Shakespeare (trong vở Henry VIII, màn 1, cảnh 4) viết: Good company, good wine, good welcome, make good people (Có bạn hiền, có rượu ngon, có lòng mến khách thì sẽ làm cho mọi người hân hoan, dễ chịu).
  • Nhớ bạn, nhớ rượu, Nguyễn Khuyến viết:
Rượu ngon không có bạn hiềnKhông mua không phải không tiền không mua.Chén vui nhớ buổi hôm nayChén mừng xin đợi ngày rày năm sau.Hoa SenRồi lên ta uống với nhauRót đau lòng ấy vào đau lòng này.Trời còn để có hôm nayTan sương đầu ngõ vén mây cuối trời.Một tình yêu đã không thành như buổi đầu mong ước. Đã xảy ra biết bao nhiêu giết chóc và hủy diệt, bao nhiêu khổ đau và nước mắt, bao nhiêu cay đắng và khủng khiếp, bao nhiêu buồn vui và tan hợp… nhưng trời còn để có ngày xảy ra cái điều phải xảy ra như một điều kỳ diệu vẫn từng có ở cuộc đời:Hoa tàn mà lại thêm tươiTrăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa.Tôi được biết dân tộc Việt Nam luôn lấy nguồn cảm hứng từ Hoa Sen bởi lẽ Hoa Sen mọc từ trong bùn, đầy gian khó nhưng nó chính là biểu tượng của hy vọng. Nó sống và vươn lên ở những nơi mà các loại hoa khác không thể tồn tại vì thế nó là biểu tượng của sức mạnh và sự can trường. Nó toả hương và khoe sắc vì vậy nó chính là biểu tượng cho cái đẹp.Tôi đề nghị nâng cốc chúc cho dân tộc Việt Nam với tất cả những phẩm chất của Hoa Sen.